Khác với các độ tuổi cắp sách đến trường, những đứa trẻ ở độ tuổi lớp mầm thường có suy nghĩ đơn giản, nếu ta sử dụng cách thức dạy nghe- nói thì sẽ không thể khiến các bé lớp mầm hiểu được. Thay vào đó, các cô giáo mầm non thường thêm vào phương pháp dạy học của mình những kỹ thuật, để giúp cho các bé con có thể vừa hứng thú vừa dễ dàng tiếp thu được điều mà cô giáo giảng dạy. Vậy nên, hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu thử xem về phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non.
Một số phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non
Tổ chức hoạt động vui chơi tại lớp cho bé
Giáo viên sẽ chuẩn bị một vài tiết mục như: thi đua, nhảy múa, kể chuyện,… để khiến trẻ hoạt động hết mình, đồng thời nhận ra các bài học ứng xử trong cuộc sống.
Phương pháp giúp các bé có cơ hội phát huy khả năng của mình, không bị gò bó hay dập khuôn theo một nguyên mẫu nhất định nào.
Phối hợp học tập theo nhóm
Giáo viên có thể chuẩn bị các đề tài: nặn đất, vẽ tranh, xé giấy dán,… và phân chia nhóm cho các bé hoàn thành, sau đó đánh giá kết quả của từng nhóm và đưa ra bài học sau mỗi lần làm nhóm.
Phương pháp này sẽ giúp bé tiếp cận sớm hơn với việc học nhóm- hoạt động mà khi lên cấp học lớn hơn bé sẽ rất bỡ ngỡ nếu không được làm quen sớm, đồng thời khiến giữa các bé có sự cọ xát để đoàn kết hơn, trách nhiệm hơn với mỗi hoạt động.
Tổ chức các hoạt động buộc trẻ phải phối hợp tất cả giác quan
Giáo viên có thể cho bé chơi: bịt mắt bắt dê, bịt mắt đập bóng,… và phân chia đội, để các bé vận dụng tất cả giác quan cảm nhận và hoàn thành trò chơi.
Phương pháp giúp các bé phối hợp ăn ý với nhau, tăng cường khả năng cảm nhận của các giác quan.
Đóng vai xử lý tình huống
Thông qua các vai diễn, bé sẽ phát huy được khả năng diễn xuất của mình.Giáo viên sau mỗi lần đóng vai cần phổ biến về bài học rút ra cho mỗi câu chuyện, tình huống.
Khám phá, trải nghiệm
Giáo viên tổ chức các hoạt động thực tế cho các bé tự trải nghiệm, khám phá ra những điều thú vị: đi dã ngoại, khám phá đại dương,…Phương pháp giúp bé không chỉ phải quan sát, mà còn cần lắng nghe, nhìn nhận và vận dụng cách ứng xử khéo léo, từ đó tác động rất mạnh mẽ đến suy nghĩ về cuộc sống đời thường diễn ra của các bé.
Phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non là gì?
- Một cách thức dạy học mà cần đến sự tương tác giữa cô và trò rất nhiều, cô giáo sẽ tìm tòi, sáng tạo ra các biện pháp để thu hút sự chú ý của bé, từ đó truyền đạt thông tin giảng dạy để bé có tiếp thu dễ hơn.
- Cách thức đòi hỏi sự phối hợp, khéo léo và ăn ý giữa người dạy học và người học để đảm bảo rằng sẽ không chỉ có ai là người đơn phương hoạt động.
Một số vấn đề của phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non
- Không nên quá lạm dụng các phương pháp dạy học mà quên đi bản chất và mục tiêu chính của buổi học.
Bản chất của phương pháp học
- Học sinh tiếp nhận kiến thức và giáo viên là người định hướng, gợi ý cách tư duy cho bé.Kết hợp giữa hiện đại và truyền thống, mang tính tri thức của toàn cầu.
Lợi ích của phương pháp học
- Phát huy tính tự giác, chủ động của trẻ cả trong học tập và cuộc sống.Hình thành thói quen tự học và tư duy tốt trong quá trình phát triển của bé.Phát huy tinh thần đoàn kết, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.Tạo cho cả cô và trẻ tính sáng tạo, kiên nhẫn thể hiện năng lực bản thân trong quá trình giảng dạy và mai sau.
- Giáo viên cần nắm rõ các kỹ thuật truyền thống và tri thức dồi dào, ứng xử khéo léo và linh hoạt trong mọi tình huống, trong cách dẫn dắt trẻ chú ý.
- Sử dụng phương pháp phù hợp, đúng trọng tâm, đúng với độ tuổi và khả năng tiếp nhận của trẻ.
Trên đây là tất cả thông tin về phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non, mong rằng các bạn sẽ tìm ra được phương pháp phù hợp với mình!