Lòng tự trọng là gì? và biểu hiện của nó ra sao là câu hỏi mà nhiều người vẫn đang tìm kiếm câu trả trả lời. Giá trị của một con người không chỉ đơn thuần nằm trong những thứ phù phiếm bên ngoài mà nó còn nằm ở nội tại – là phẩm chất đạo đức của người đó. Tôi tin chắc rằng chúng ta ai cũng đã từng được dạy rằng “Giấy rách phải giữ lấy lề”, “Đói cho sạch, rách cho thơm”,… Đây chính là biểu hiện rõ ràng của lòng tự trọng. Khi xã hội ngày càng văn minh phát triển thì lòng tự trọng lại được nhắc đến nhiều hơn như một lời tuyên truyền về lối sống đạo đức, tích cực.
Lòng tự trọng là gì?
Hiện nay có rất nhiều cách giải thích và định nghĩa từ đơn giản đến phức tạp về khái niệm “Lòng tự trọng là gì” Nhưng ta hoàn toàn có thể hiểu đơn giản Lòng tự trọng là sự coi trọng, ý thức được tầm quan trọng của danh dự, phẩm chất và tư cách của chính bản thân. Trong thời đại hiện nay khi mà cuộc sống ngày càng xô bồ thì lòng tự trọng càng trở thành một đức tính cần phải có trong mỗi con người. Có quan điểm cho rằng tiền có thể mua được tất cả. Tuy nhiên chúng ta đều biết rằng nếu lòng tự trọng đã mất đi thì dù có bao nhiêu tiền bạn cũng sẽ không mua lại được. Mất đi lòng tự trọng đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất đi rất nhiều thứ và quan trọng nhất là bạn đã đánh mất luôn cả giá trị chính mình.
Người có lòng tự trọng là người luôn luôn biết chính xác giá trị của bản thân nằm ở đâu. Biết mình là ai, mình có những gì, luôn tự hào về những gì mình có đồng thời không để ai xâm phạm đến những điều ấy. Người có lòng tự trọng sẽ biết bảo vệ lòng tự trọng của mình và không bao giờ cho phép bản thân làm bất cứ điều gì trái với lương tâm
Biểu hiện của lòng tự trọng
Trong xã hội hiện nay, nếu muốn tồn tại mỗi chúng ta đều cần phải có lòng tự trọng. Khi mà cuộc sống ngày một xô bồ thì lòng tự trọng càng được đề cao, con người cần lòng tự trọng để biết cách đối nhân xử thế, để hiểu mình muốn gì và cần làm gì, hiểu người, để phân biệt được đúng sai, ngăn mình đang làm những việc trái với lương tâm.
Không ai sinh ra là hoàn hảo, mỗi người sẽ có những khuyết điểm cần phải sửa chữa và khắc phục từng ngày. Và chính lòng tự trọng sẽ là kim chỉ nam giúp cho ta có thể xác định được hướng đi rõ ràng hơn, cụ thể hơn cho bản thân mình.
Trong cuộc sống, lòng tự trọng luôn hiện hữu được biểu hiện hằng ngày không chỉ trong những sự việc to lớn mà cả trong những hành động tưởng chừng như rất nhỏ, ngay khi chúng ta giao tiếp với nhau hay là khi chúng ta tự nhìn nhận đánh giá bản thân mình.
Có thể liệt kê một số biểu hiện của lòng tự trọng như sau:
- Lòng tự trọng thể hiện ở việc con người luôn cố gắng hoàn thành công việc mà mình chịu trách nhiệm bằng chính khả năng của mình. Luôn luôn chịu trách nhiệm khi có vấn đề xảy ra, không đổ lỗi cho người khác để phủ nhận sai sót của bản thân
- Tự trọng là khi chúng ta tự nhận ra cái sai của bản thân, biết nhận lỗi và lắng nghe những lời góp ý với một thái độ cầu tiến.
- Người có lòng tự trọng là người luôn có thái độ sống hòa nhã, vui vẻ với mọi người, luôn ý thức được rằng tôn trọng người khác chính là tôn trọng bản thân mình
- Lòng tự trọng còn thể hiện ở việc tự ý thức được mình, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tiêu cực, luôn kiên định với định hướng của bản thân.
Tự trọng và tự ái
Lòng tự trọng hoàn toàn khác với tính tự ái. Hiện này rất nhiều người thường hay nhầm lẫn và đánh tráo hai khái niệm này. Lòng tự trọng xuất phát từ tư tưởng nhân nghĩa, coi trọng phẩm cách và giá trị nội tại của mỗi con người, hành động của mình không chỉ phục vụ lợi ích của bản thân mà còn vì lợi ích của người khác, tôn trọng người khác, tất cả nhằm làm đẹp cho xã hội, cho cộng đồng. Nói một cách khác, lòng tự trọng có bản chất văn hóa và tinh thần nhân văn, nó xuất phát từ tư tưởng văn hóa, từ truyền thống của dân tộc.
Trái lại, tính tự ái nghĩa là chỉ biết yêu chính bản thân mình, tự coi mình là trung tâm, bản thân mình là trên hết, mọi hành động chỉ cốt đạt được lợi cho riêng mình, bất chấp danh dự cũng như quyền lợi chính đáng của người khác. Vì thế, lòng tự trọng mặc dù rất khó để định nghĩa cụ thể mà nó thường được biểu hiện bằng những lời nói, hành vi, cử chỉ lịch thiệp, nho nhã, từ tốn, biết tự kiềm chế bản thân. Còn tính tự ái thì trái lại, nó cội nguồn của việc sinh ra những thói xấu, hẹp hòi, ích kỷ.
Lòng tự trọng có thể được tiếp thu bởi sự giáo dục đúng đắn, chu đáo, tốt đẹp từ chính gia đình mỗi người. Bên cạnh đó là nhà trường và xã hội. Tuy nhiên, bản thân mỗi người cũng phải biết tự nhận thức, tự giáo dục, tự điều chỉnh hành vi của bản thân mình theo truyền thống đạo lý của dân tộc và lối sống có văn hóa, từ đó mới có thể trở thành con người tử tế.
Cần phải làm gì để nâng cao lòng tự trọng?
Lòng tự trọng là truyền thống sẵn có của dân tộc ta, là phẩm chất sẵn có trong mỗi con người, tuy nhiên không phải vì thế mà ta coi nhẹ nó. Lòng tự trọng cũng cần được trau dồi, nâng cao.
Vậy để nâng cao lòng tự trọng, mỗi chúng ta cần phải làm gì?
- Luôn suy nghĩ theo chiều hướng tích cực, tự tin vào bản thân
- Củng cố niềm tin của bản thân
- Sẵn sàng giúp đỡ người khác trong khả năng mình có thể làm được
- Luôn kiên định với bản thân, tránh xa những suy nghĩ tiêu cực
Lòng tự trọng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị của mỗi người. “Lòng tự trọng là gì?” sẽ luôn luôn là câu hỏi mà mỗi người cần phải tự trả lời cho chính mình.