Trà đạo là một nét văn hóa truyền thống đặc sắc được lưu giữ từ lâu đời tại Nhật Bản. Vậy, văn hóa trà đạo Nhật Bản đặc sắc ra sao? Vì sao nó lại nổi tiếng như vậy? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ điều này.
Văn hóa trà đạo Nhật Bản
Nền văn minh rực rỡ của châu Á đã sinh ra rất nhiều nét văn hóa độc đáo mà thanh tao và trong đó có thưởng trà. Các nét văn hóa thưởng trà kể đến như: trà hoa Việt Nam, trà hoa Trung Quốc và cả văn hóa trà đạo Nhật Bản. Mỗi một quốc gia với bản sắc văn hóa riêng đã làm lên thương hiệu riêng của họ.
Nguồn gốc của trà đạo
Trà đạo Nhật Bản phát triển mạnh vào cuối thế kỉ 12, vào khoảng thời gian đó, theo truyền thuyết Nhật Bản, có một vị cao tăng người Nhật là Eisai sang đến Trung Hoa để lĩnh hội thưởng trà, sau đó mang hạt giống về trồng trong sân chùa.
Về sau, với công dụng thư giãn cùng với hương vị hấp dẫn, rất nhiều người Nhật đã kết hợp thú thưởng trà với tinh thần thiền của Phật giáo để nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà và trở thành trà đạo, một sản phẩm tinh hoa đặc sắc của xứ sở hoa anh đào.
Tinh thần của trà đạo
Trà đạo Nhật Bản tuân thủ theo tinh thần hòa – kính – thanh – tịch. Tuy chỉ vẻn vẹn bốn chữ tưởng chừng ngắn gọn, nhưng ẩn sâu bên trong nó là những ý nghĩa nội hàm thâm túy khó có thể diễn tả hết bằng lời mà chỉ những người thực sự đam mê, vui thú, ngâm cứu thưởng trà mới có thể hiểu hết được ý tứ hằn sâu bên trong. Chính vậy, tinh thần ấy được hiểu một cách súc tích như nhau:
Hòa – có nghĩa là giao hòa, hòa hợp giữa con người với thiên nhiên, giữa Trà Nhân với dụng cụ pha trà, giữa Trà Nhân và Trà Thất (không gian thưởng trà). Tất cả những điều này dung hòa lại với nhau, đem lại tầng ý nghĩa sâu sắc.
Kính – có nghĩa là tôn kính, kính trọng. Trong nghệ thuật thưởng trà, việc uống một tách trà thể hiện sự tôn kính giữa các trà nhân, tôn kính các bậc trà thầy, hơn nữa còn thể hiện sự trân trọng thế giới quan, biết ơn mọi sự, mọi điều trong cuộc sống.
Thanh – có nghĩa là thanh khiết, thanh tao, cùng với sự thánh thiện, khiêm nhường mà hài hòa, tao nhã trong thâm tâm của mỗi người. Và theo tinh thần trà đạo chỉ khi nào ba yếu tố hòa – kính – thanh đạt đến một cảnh giới nhất định thì chữ “tịnh” trong đó mới hiện thân được.
Cuối cùng, tịnh – có nghĩa là kết quả khi tâm hoàn toàn được bình yên, an trú ở cuộc sống hiện tại. Lúc này, dường như giữa con người và thiên nhiên không còn thấy được rào cản, con người đã hiểu thấu và ý thức được từng lời nói từng cử chỉ, từng hành động của bản thân, dường như không còn sự ràng buộc và tìm thấy được sự an lạc, hạnh phúc.
Văn hóa trà đạo Nhật Bản
Không chỉ ở nguồn gốc, tinh thần, nét văn hóa ấy còn được kết tinh qua nhiều yếu tố quan trọng dưới đây.
Trà Nhân
Trà nhân ở đây chính là người pha chế trà, người trực tiếp nghiên cứu, học hỏi để tạo lên ấm trà mang hương vị đặc biệt. Mùi hương, hậu vị, nước xanh luôn là tiêu chí quyết định một tách trà ngon, người pha trà chính là nghệ nhân, thưởng trà là nghệ thuật và dư vị chính là tác phẩm nghệ thuật của quá trình này.
Trà Thất ( phòng trà)
Nơi trải nghiệm trà đạo được chính là Trà Thất bao gồm các trang bị pha trà và không gian thưởng thức.
Phòng trà được trang bị đầy đủ các bếp lò, và các dụng cụ nước đun sôi, trà. Dụng cụ làm sạch được đặt trong một túp lều gọi là nhà nước.Tường treo tranh, thư pháp, điểm xuyết vào những bình hoa cắm theo mùa.
Không gian uống trà tĩnh lặng, phòng trà đơn giản nhưng khách hàng có thể cảm nhận được sự nhẹ nhàng, thanh tao. Khách đến, chủ nhà sẽ bố trí cho họ một căn phòng chờ, sau đó đi qua một khuôn viên bày biện, trang trí mang đậm phong cách trà đạo thanh bình, yên ả. Chủ nhà mặc một bộ Kimono truyền thống đón tiếp và chỉ dẫn khách rửa tay rồi cùng nhau cúi đầu bước qua cửa được làm thấp để thể hiện sự khiêm tốn và kính trọng.
Các bước thưởng thức trà đạo Nhật Bản
Nước pha trà
Tất cả trà xanh và bột trà ở Nhật Bản không dùng nước sôi để pha trà. Điều này có nghĩa là tuyệt đối không bao giờ lấy nước sôi để pha trà, không dùng nước đang sôi để rót vào bình trà. Mà nước pha trà sẽ được nấu trong một cái ấm kim khí không nắp trên bồn than rất yếu để giữ nước ở 80 – 90 độ.
Làm ấm dụng cụ
Đầu tiên ấm pha trà và tách được tráng qua bằng nước sôi và lau bằng khăn sạch. Sau đó cho trà vào ấm, tùy độ đậm, nhạt, sở thích, số lượng người uống và căn chỉnh lượng trà cho vào ấm cho phù hợp.
Pha trà
Cũng tùy vào loại trà mà người pha sẽ áp dụng các cách khác nhau. Với trà xanh loại trung pha 3 lần khác nhau: Lần thứ nhất pha với nước nóng ở khoảng 60 độ C, để ngấm 2 phút. Lần thứ hai pha với nước nóng 80 độ ở 30-40s, hiểu như cho nước nóng vào lắc nhẹ vài vòng và rót ra cho khách. Lần ba thì tăng nhiệt lên 90 độ và cũng để trong 30-40s. Đặc biệt với những loại trà ngon có thể pha tới 4 đến 5 lần.
Cách rót trà
Không rót quá đầy và quá ít cho khách, điều này sẽ ảnh hưởng đến độ đậm nhạt của trà. Nên tất cả tách trà để trong khanh và rót theo thứ tự 1,2,3,4,.. rót 30ml cho tách 70ml, sau rồi dư trà rót lần 2 theo thứ tự ngược lại để phân đều rồi sau đó mới mời khách.
Cách uống trà
Trước khi uống trà người ta ăn vài miếng bánh ngọt, ăn hết bánh sau đó uống một ngụm trà cứ như vậy sẽ làm tăng thêm hương vị cho trà.
Tổng kết
Văn hóa trà đạo Nhật Bản không chỉ dừng lại ở việc uống trà, là cả một nghệ thuật mang đậm dư vị của cuộc sống, việc thưởng trà như một thú vui tao nhã đồng thời đem lại lợi ích tốt cho sức khỏe.