Nông thôn- vốn được biết đến với không khí trong lành và thoáng đãng, bởi ở đây không có những phương tiện bụi bặm, những nhà máy luôn thải ra khí thải,… mà chỉ có đồng cỏ xanh mênh mông, sông hồ trong vắt sạch sẽ. Vì vậy, ai ai cũng muốn được một lần quay về nông thôn, tận hưởng cảm giác yên bình và thư giãn sau bao bộn bề bon chen ở nơi thành thị. Thế nhưng, không chỉ ở thành phố đông đúc, vùng nông thôn cũng đang đối mặt với VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở NÔNG THÔN.
CÁC SỐ LIỆU ĐÁNG BÁO ĐỘNG:
+Tính đến ngày 28/8/2018, có đến 17.000 container phế liệu chưa làm thủ tục thông quan, chủ yếu ở nông thôn.
+Số lượng đồ nhựa, túi ni lông, … ngày càng nhiều và đổ cả xuống biển, các dòng sông, gây ô nhiễm nghiêm trọng ở một số vùng.
+Hàng triệu mét khối nước chưa qua xử lý đổ xuống các dòng sông lớn.
+9.000 người tử vong và trên 200.000 trường hợp được phát hiện ung thư do sử dụng nguồn nước ô nhiễm do chưa được thông qua xử lý nghiêm ngặt.
VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở NÔNG THÔN:
Thực trạng hiện nay:
- Rác thải chưa được hòa tan làm tồn đọng khiến các trang trại chăn nuôi bốc mùi hôi thối, nước thải xả thẳng ra môi trường làm các dòng sông trong vắt biến thành màu đen, nổi lềnh bềnh rác không khác gì cống rãnh.
- Đất đai, nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề do lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, chất kích thích sinh trưởng khiến các chất hóa học độc hại tồn tại lâu ngày dưới đất khiến giá trị dinh dưỡng suy giảm và khô kiệt.
- Cạn kiệt nước sạch để dùng do nguồn nước bị ô nhiễm, người dân thậm chí phải lấy nước rửa rau để nấu cơm và giặt giũ, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nếu vẫn tiếp tục kéo dài.
- Các trang trại thải các chất thải rắn ra ngoài môi trường mà không xử lý, người dân đổ rác thải ra ao hồ trực tiếp khiến đất đai, nước bị tàn phá.
- Lạm dụng phân bón hóa học khiến rau củ không còn tươi nguyên, bị tồn đọng hàm lượng Nitrat dư thừa trong đất, có thể dẫn đến các bệnh hiểm nghèo như làm con người xanh xao, gầy yếu và ung thư dạ dày, ung thư vòm họng ở người lớn.
- Nồng độ khí CO2 và SO2 liên tục bị thải ra môi trường khiến cây cối khô héo không thể sinh trưởng, từ đó dẫn đến bầu khí quyển bị ô nhiễm, chứa đầy bụi bặm và tồn tại các nguy hiểm ngầm.
- Khói thải lâu ngày dẫn đến biến đổi khí hậu, thiên tai lũ lụt kéo đến khiến người dân mất mùa, đói kém và thậm chí là tan nhà nát cửa, mất cả tính mạng.
- Các chỗ vứt rác tùy ý ngày càng nhiều khiến mùi hôi thối bốc lên, gây mất mỹ quan cho những ai có ý định về nông thôn nghỉ ngơi.
Nguyên nhân vấn đề:
- Sản xuất và cách sinh hoạt của người dân ngày càng bừa bãi và không khoa học.
- Các khu công nghiệp và cụm khu công nghiệp lần lượt kéo đến xây dựng ở nông thôn, tạo ra sức ép và ô nhiễm cho người dân.
- Ý thức người dân còn chưa đúng đắn, thiếu người lãnh đạo và quản lý dẫn đến: vứt rác bừa bãi, đổ chất thải tràn lan xuống sông,…
- Một số trang trại vứt vật nuôi chết do dịch, bệnh,… xuống ao hồ khiến môi trường vừa ô nhiễm vừa tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh cho người dân xung quanh.
CÁCH GIẢI QUYẾT:
+Quy hoạch các làng nghề, nhất là các làng nghề nằm xen kẽ tại các khu dân cư, các khu công nghiệp để tránh tình trạng ô nhiễm bầu không khí.
+Cần có 1 hệ thống xử lý nước thải đúng đắn để tránh tình trạng tràn lan rác rưởi trong ao hồ sông suối.
+ Tuyên truyền, giáo dục người dân cách sử dụng phân bón đúng cách, đúng liều lượng để giảm ô nhiễm đất.
+Tổ chức chăn nuôi theo mô hình hợp vệ sinh hơn.
+ Sử dụng luật pháp để răn đe những ai có ý định chống đối và không làm theo các yêu cầu giảm ô nhiễm môi trường.
+Thường xuyên vận động người dân khai khẩn, cải tạo đất trồng để lọc không khí, giúp môi trường trở về trạng thái trong lành như ban đầu.
+ Tổ chức các cuộc thi tình nguyện: dọn dẹp đường làng ngõ xóm, trồng cây gây rừng,… để nông thôn lại trở về màu xanh tươi mới như lúc đầu.
Như vậy, qua các điều trên, ta có thể thấy VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở NÔNG THÔN đang ở mức báo động. Vì vậy, hãy chung tay góp sức để xây dựng một trái đất xanh và tươi đẹp nào!