Môi trường đang ngày càng xuống cấp mà nguyên nhân chủ yếu là do tác động của con người. Chính vì vậy, môi trường cần phải thường xuyên được giám sát định kỳ để phát hiện những hiện tượng ô nhiễm có thể gây nguy cơ làm cho môi trường bị tổn hại hơn.
Vậy thì Quy định về báo cáo giám sát môi trường định kỳ được thể hiện như thế nào?
Tìm hiểu chung về Báo cáo giám sát môi trường định kỳ
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là một loại hồ sơ báo cáo kết quả quan trắc được thực hiện trong suốt quá trình hoạt động của các Doanh nghiệp, đặc biệt là các Doanh nghiệp sản xuất, với tần suất định kỳ hàng quý hoặc hàng năm.
Quy định về báo cáo giám sát môi trường định kỳ
Ở Việt Nam, báo cáo giám sát môi trường định kỳ được thực hiện từ năm 2015 và được quy định tại Thông tư 43-2015/TT-BTNMT ban hành ngày 29 tháng 9 năm 2015.
Sau đó, ngày 14 tháng 10 năm 2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành TT 31/2016/TT-BTNMT về BVMT cụm công nghiệp, khu kinh doanh, làng nghề và cơ sở SX, kinh doanh, dịch vụ với quy định tại Chương VI về việc lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ phát thải của các đối tượng hoạt động tại các cụm công nghiệp, khu kinh doanh, làng nghề và cơ sở SX, kinh doanh, dịch vụ trên.
Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã ban hành Thông tư 29/2019/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2019 về chế độ báo cáo định kỳ hàng năm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Vai trò của báo cáo giám sát môi trường định kỳ
Thông qua kết quả quan trắc trong báo cáo giám sát môi trường định kỳ, Doanh nghiệp báo cáo trực tiếp đến cơ quan quản lý và cơ quan có thẩm quyền đánh giá nhằm theo dõi, nắm bắt được những thay đổi trong tác động của quá trình sản xuất, kinh doanh tại cơ sở sản xuất đến môi trường cũng như đề ra các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường một cách có hiệu quả.
Các đối tượng phải tiến hành báo cáo giám sát môi trường định kỳ
Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 21 Thông tư 43/2015/TT-BTNMT: Tất cả các cơ sở SX- KD, dịch vụ, KCN, khu chế xuất,… đang hoạt động và nằm trong số đối tượng phải lập một trong các loại hồ sơ môi trường như Báo cáo đánh giá TĐMT, Kế hoạch BVMT, Đề án BVMT… thì đều phải lập Báo cáo kết quả quan trắc (báo cáo giám sát môi trường định kỳ).
Ngoài ra, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật của khu kinh tế, KCN, khu chế xuất, khu CNC … phải báo cáo theo quy định về bảo vệ môi trường trong các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao…
Trong trường hợp Doanh nghiệp không thuộc một trong các đối tượng trên nhưng được cơ quan chức năng yêu cầu thì vẫn phải lập Báo cáo giám sát môi trường định kỳ.
Tần suất thực hiện báo cáo giám sát môi trường định kỳ
Báo cáo giám sát môi trường có thể được thực hiện định kỳ 03 tháng một lần, 06 tháng một lần hoặc 1 năm một lần tùy theo quy định trong hồ sơ môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận, phê duyệt hoặc theo yêu cầu khác của chủ thể có thẩm quyền.
Các đối tượng báo cáo phải gửi kết quả báo cáo giám sát môi trường định kỳ chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt giám sát quan trắc môi trường; gửi kết quả báo cáo giám sát môi trường theo tháng, quý trước ngày 15 của tháng tiếp theo; gửi báo cáo tổng hợp giám sát môi trường theo năm về kết quả quan trắc môi trường định kỳ và kết quả giám sát liên tục, tự động trước ngày 15 tháng 3 của năm sau.
Thời hạn doanh nghiệp phải nộp báo cáo giám sát môi trường định kỳ
Theo quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 23 Thông tư 43/2015/TT-BTNMT thì Cơ sở SX-KD, dịch vụ gửi báo cáo giám sát môi trường định kỳ chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt giám sát quan trắc theo Điều 39, khoản 3, Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của CP về công tác quản lý phế liệu và chất thải phải thực hiện truyền liên tục kết quả quan trắc liên tục, tự động theo thời gian thực về Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐGTĐ của môi trường và xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường. Các cơ quan này được quy định tại Khoản 1, Điều 21 của Thông tư 43.
Hy vọng bài viết đã giúp các tổ chức thuộc đối tượng thực hiện nắm rõ các quy định về báo cáo giám sát môi trường định kỳ để báo cáo đúng yêu cầu, góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh!