Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa mới ban hành quy chế đào tạo thạc sĩ mới vào cuối năm 2020. Quy định này điều chỉnh về một số nội dung tuyển sinh và đào tạo hệ thạc sĩ theo quy định chuẩn của đào tạo. Các chương trình đào tạo cần được thay đổi và cố gắng đạt được những thành tựu mới cho nền giáo dục.
Bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về quy chế đào tạo thạc sĩ mới nhất năm 2021. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn đang có ý định theo học thạc sĩ có thêm thông tin về quy chế học.
Trước tiên chúng ta cần tìm hiểu một số khái niệm liên quan
- Quy chế là những văn bản có chứa những quy định pháp luật, quy định xã hội do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo trình tự nhất định và bắt buộc những người nằm trong phạm vi phải tuân theo.
- Hệ đào tạo thạc sĩ: là hệ đào tạo trên cấp đại học, những sinh viên sau khi hoàn thành hệ đại học, nếu có nhu cầu học tiếp nâng cấp bằng sẽ làm đơn và học lấy bằng thạc sĩ. Những người có bằng thạc sĩ thường có chuyên môn ngành nghề cao, kiến thức chuyên ngành được tích luỹ và nâng cao kinh nghiệm trong chuyên ngành.
- Hệ đào tạo thạc sĩ tại Việt Nam có rất nhiều ngành học như: thạc sĩ kinh doanh, thạc sĩ y học, thạc sĩ luật, thạc sĩ triết học,…
Những quy định trong quy chế đào tạo thạc sĩ mới nhất
Những quy trình đảm bảo chất lượng
Theo thông tư mới, chương trình thạc sĩ cần phải tuân thủ theo quy định về chương trình đào tạo đã đặt ra. Chương trình đào tạo sẽ do hiệu trưởng các trường định hướng và đưa ra quyết định. Tự đánh giá chất lượng đầu vào và đầu ra. Thực hiện việc kiểm định chất lượng theo pháp luật.
Các cơ sở đào tạo hệ thạc sĩ sẽ được phép chủ động xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển. Nhưng các phương án cần phải tuân thủ theo tiêu chuẩn do nhà nước đã quy định trước đó. Các chương trình đào tạo được xây dựng theo hình thức tín chỉ, các chương trình đào tạo định hướng, nghiên cứu ứng dụng.
Thời gian đào tạo không được quá 2 năm so với thời gian của chương trình đã lập. Số lượng tín chỉ không quá 23 tín cho một kỳ học của chương trình 1 năm 2 kỳ, không quá 15 tín với chương trình 1 năm 3 kỳ.
Ngoài ra, quy chế mới bao gồm những quy định về việc học trực tuyến không được quá 30% nội dung chương trình học thạc sĩ.
Quy định cho các giảng viên khi tham gia giảng dạy hệ thạc sĩ
Theo quy chế đào tạo, giảng viên bắt buộc phải có bằng tiến sĩ trở lên mới được giảng dạy. Ngoài việc giảng dạy cần hướng dẫn học viên thực tập, lập khóa luận và nghiên cứu khoa học. Giảng viên phải có kinh nghiệm nhiều năm trong việc đào tạo, có thêm những kinh nghiệm thực tiễn giúp sinh viên định hướng lâu dài.
Các cơ sở đào tạo cần được đảm bảo về nguồn kiến thức, được đầu tư cơ sở vật chất và không được phép đào tạo ngoài trụ sở chính. Nếu có chương trình học trực tuyến, cần đảm bảo về chất lượng và không được quá thời gian đã quy định.
Tăng cường chất lượng đầu ra thạc sĩ
Việc tổ chức thi và đánh giá chất lượng đầu ra cần được giám sát chặt chẽ, tránh những việc đút lót lấy bằng, không công bằng cho học viên. Việc đưa ra đề thi cần được quản lý chặt chẽ, chấm thi được xây dựng theo quy trình bắt buộc, công khai cho học viên biết điểm, tránh gian lận trong thi đầu ra.Đề thi cần được lấy từ ngân hàng đề thi của sở đào tạo, đảm bảo mục tiêu của từng môn học.
Tăng cường đầu ra ngoại ngữ cho học viên
Quy chế bắt buộc cấp bậc thạc sĩ phải có đầy đủ chứng chỉ ngoại ngữ thấp nhất phải đạt bậc 4 theo khung năng lực. Ngoại ngữ hiện nay rất quan trọng, vì vậy cần làm chặt chẽ, xử lý nghiêm các sai phạm của học viên cũng như giảng viên khi không thực hiện đúng các quy định.
Kết luận
Bài viết trên tóm tắt về quy chế đào tạo thạc sĩ mới nhất 2021 mà bạn có thể tham khảo. Hãy tìm hiểu thật kỹ về các quy chế đào tạo để tránh phạm phải những quy chế trên. Chúc bạn sớm hoàn thành chương trình học cũng như đạt thành tích tốt nhất.