Mặc dù cá koi được nuôi trong nhiều môi trường khác nhau như: hồ bạt, thùng nhựa, bể kính… nhưng gần đây, nuôi cá koi trong hồ xi măng dần trở thành xu hướng của những người chơi koi.
Làm bể xi măng nuôi cá koi
Để nuôi được cá koi trong hồ xi măng, nhất thiết đầu tiên chúng ta cần phải có hồ xi măng. Hồ xi măng cũng được đánh giá là 1 trong 2 môi trường tốt nhất để nuôi koi. Khi nhìn từ trên xuống, hình ảnh và dáng vẻ yêu kiều của dàn koi tại nên sự thích thú hơn là khi nhìn qua kiếng, thân hình có vẻ mập mạp và màu sắc cũng không còn i nguyên như thực tế.
Trong làm hồ xi măng, độ sau thích hợp khoảng 80cm. Bạn cũng nên lưu ý là không nên làm hồ quá sâu, như vậy khi nhìn cá sẽ không rõ. Tuy nhiên, nếu trường hợp kích thước cá lớn, hay số lượng cá đông thì độ sâu này có thể lớn hơn.
Phần đáy hồ nên lắp ống van đáy. Vị trí thích hợp nhất là cách đáy hồ một khoảng ngắn đề phòng trường hợp bộ lọc có bị hư hỏng thì nước vẫn đủ xâm xấp để cá duy trì thở tới khi chủ nhân kịp phát hiện. Ống van đáy này sẽ nối thẳng đến hồ lọc.
Dung tích hồ tùy theo mặt bằng có sẵn của bạn, từ 4- 5 mét khối tới vài chục mét khối. Theo nhiều ý kiến kinh nghiệm thì bờ hồ nên cao hơn mặt nước khoảng từ 30-40cm nhằm tránh việc cá nhảy hoặc động vật khác cúi đầu bắt cá của bạn.
Có thể trang trí cây sen, bèo để cá có thêm bóng mát những khi trời nắng và làm đẹp thêm cho hồ.
Thêm vào đó, một số chi tiết khác khi làm hồ cũng cần lưu ý chẳng hạn như: Hệ thống bơm và lọc nước, láng hồ màu đen sẽ giúp cá thêm nổi bật hơn, tạo tác hoặc phun nước cho cá koi,… Koi rất thích nghịch và nhảy nước nên nếu có thác koi sẽ nhảy í ùm rất vui tai.
Lựa chọn cá koi để thả hồ xi măng
Cá koi khỏe mạnh, màu sắc đẹp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ quá trình nuôi của bạn. Khi mua cá, hãy lựa chọn những đơn vị cung cấp uy tín, đảm bảo nhất thay vì “ham rẻ” mà mua ngoài. Sức khỏe cá không đảm bảo, khi thay đổi môi trường sống rất dễ bị bệnh và chết.
Ngoài ra, những đặc điểm khác để lựa chọn cá koi đẹp như:
- Chú ý hình dáng của cá như tàu con thoi hay tàu ngầm. Tỷ lệ cơ thể cân đối và đẹp với phần vai to nhất, đầu nhỏ hơn và càng thon gọn khi về đuôi. Phần lưng hơi gù, bụng không quá xệ xuống.
- Màu sắc của cá phải rõ nét, những mảng màu được phân biệt với ranh giới rõ ràng chứ không phải xen lẫn với nhau. Nên tránh những con cá có màu khá nhạt, vảy tróc hay không đều.
- Dáng bơi cá cũng cần chú ý quan sát, hướng bơi thẳng, uyển chuyển.
Cách xử lý cá mua về trước khi thả vào hồ
Cá koi khi mới mua về cần được xử lý trước khi thả vào hồ, nhất là khi trong hồ đã có cá từ trước đó. Điều này nhằm mục đích ngăn ngừa mầm bệnh theo cá và lây cho những con khác.
Bạn hãy chuẩn bị một bể kính nhỏ với hệ thống lọc tràn để dễ điều chỉnh mực nước hơn. Sau đó thực hiện: Sục khí mạnh trong mực nước khoảng từ 20-30cm. Ngâm thuốc Tetra Nhật (1g/100l nước) hoặc Elbagin. Nồng độ muối hạt 3/1000 – 5/1000. Để trong khoảng từ 10-14 ngày, nhiệt độ từ khoảng 72 độ F hoặc hơn.
Nuôi cá koi trong hồ xi măng
Sau đây là những vấn đề bạn cần chú ý khi nuôi cá koi trong hồ xi măng, hoặc thậm chí là trong bể kính.
Nước nuôi cá
Môi trường để cá sống và bơi lội cần khá rộng. Ðể cá có sức khỏe vững bền, nước nuôi cá phải luôn được giữ trong sạch. Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước, nhiệt độ, pH, NH3…Nồng độ pH luôn phải từ 7 tới 7.5. Không nên thay đổi độ pH đột ngột vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe của cá.
Khi cần thay nước cá, hãy tiến hành từ từ, 2 ngày rút đi một phần 3 nước trong hồ đến khi nước bắt đầu trong. Không nên 1 lần thay đổi toàn bộ nước trong hồ.
Chú ý đến sự phát triển của rong, tảo trong nước. Vì nếu mức độ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến quá trình thở của cá.
Thức ăn
Vì cá koi là loại ăn tạp, bạn có thể sử dụng các loại thức được chế biến sẵn và bán phổ biến trên thị trường như Aquamaster hay thức ăn Đài Loan… Sử dụng thức ăn viên hoặc thức ăn tươi sống, khẩu phần 5% trọng lượng (cỡ cá 15-20cm), ngày cho ăn 2 lần.
Bệnh tật
trong quá trình nuôi cá koi trong hồ xi măng, cá có thể nhiễm bệnh, phổ biến như ngứa mình, lở da, rụng vảy, biếng ăn, lở môi,… Người nuôi cần tìm hiểu và có kiến thức, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu để chữa trị.
Nếu trong đàn có nhiều con, hãy tách con bệnh và điều trị riêng, tránh lây lan.
Ngoài những vấn đề trên, người nuôi cá koi trong hồ xi măng còn có thể mắc phải những lỗi như cho cá ăn quá nhiều, hồ quá chật, bộ lọc nước không đạt công suất, shock nước khi thay nước,… Người nuôi nên chủ động trang bị kiến thức, thông tin để xử lý cũng như có cách nuôi cá đúng nhất.