Trước hết chúng ta cần hiểu ô nhiễm môi trường là gì?
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tiêu cực về các đặc tính của môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và sinh vật khác. Nguyên nhân của sự ô nhiễm đó một phần là do tự nhiên nhưng chủ yếu vẫn là do hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người.
Vậy thì ô nhiễm môi trường đất là gì ?
Ô nhiễm môi trường đất chính là những sự biến đổi về tính chất và thành phần của đất, các chất độc hại vượt quá ngưỡng cho phép gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các sinh vật xung quanh.
Từ đó, có thể dễ dàng nhận biết được môi trường đất hiện nay đang bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng.
Thực trạng ô nhiễm môi trường đất tại Việt Nam
Trước hết ta có thể thấy ô nhiễm môi trường đất tại Việt Nam xảy ra cả ở nông thôn và thành thị đặc biệt nghiêm trọng tại các khu đông dân cư và khu nhà máy xí nghiệp.Theo như các con số thống kê thì trong tổng quỹ đất 3,3 triệu ha chưa đưa vào sử dụng thì phần lớn đều đã bị thoái hoá. Ngoài ra phần đất nông nghiệp và phi nông nghiệp cũng đang dần trở nên ô nhiễm nghiêm trọng.
Biểu hiện của đất bị ô nhiễm có thể nhìn thấy như: Đất bị khô cằn, có màu đỏ hoặc xám loang lổ không đồng đều,có hiện tượng sủi bọt trắng hoặc có nhiều lỗ hổng. Có sự xuất hiện nhiều của chất Xenobiotic.Tùy theo tình trạng ô nhiễm mà sẽ có những hình thái khác nhau.
Tại Hà Nội, ô nhiễm môi trường đất xảy ra chủ yếu là do hàm lượng kim loại nặng thải ra từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nổi bật nhất là ở một số khu công nghiệp đô thị và các làng nghề.
Ô nhiễm môi trường đất ở Tp. Hồ Chí Minh cũng vô cùng nghiêm trọng.Chủ yếu xảy ra là do các chất thải đô thị và hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật,… Ví dụ, ở Hóc Môn, một vụ rau trung bình được phun thuốc bảo vệ thực vật khoảng 10 – 25 lần.Vậy trong 1 năm, lượng thuốc sử dụng cho 1ha có thể đạt tới 100 – 150 lít. Lượng nước xả thải do các khu công nghiệp lên đến 600 nghìn m3 nước thải.
Ô nhiễm đất nghiêm trọng trên thế giới:
Vỡ đập tại Brazil, bang Minas Gerais gây ra hậu quả nghiêm trọng: hơn 60 triệu m3 đất đá chứa các chất thải độc hại từ sau quá trình khai thác quặng sắt bị tràn ra ngoài, nhấn chìm cả ngôi làng gây nhiễm độc nghiêm trọng.
Ở Nhật Bản, hàng trăm km vuông đất nông nghiệp, lâm nghiệp và khu dân cư không còn sử dụng được do ảnh hưởng phóng xạ từ 3 lò phản ứng nguyên tử của nhà máy Fukushima. Khiến môi trường đất nhiễm độc phóng xạ nặng nề.
Tại Trung Quốc, ảnh hưởng của công nghiệp hoá tràn lan khiến ⅕ diện tích đất nông nghiệp bị ô nhiễm.
Nguyên nhân gây ra ô nhiễm đất là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm đất có thể kể đến một số như sau:
Nguyên nhân đến từ tự nhiên:
Có thể do đất bị nhiễm phèn vì nguồn nước từ khu vực khác di chuyển đến mang theo muối mặn từ biển hoặc các mỏ muối gây nhiễm mặn, lâu dần sinh độc tố trong đất.
Nguyên nhân nhân tạo hay do con người:
Do hoạt động sinh hoạt:
Một phần gây ô nhiễm đất đến từ thói quen vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định khiến các chất thải biến chất ngấm vào trong đất gây ngộ độc đất.Đặc biệt các loại rác thải nilong mất rất nhiều thời gian mới có thể phân hủy (50-60 năm) tạo thành một bức tường ngăn cách khiến cho quá trình phân hủy và tổng hợp các chất dinh dưỡng trong đất bị ngăn cách lâu dần khiến đất bạc màu thiếu dinh dưỡng.
Ngoài ra tro than phát sinh trong quá trình hoạt động của ngành công nghiệp như làm quặng hoặc sử dụng trong khu thương mại, dân cư để sưởi ấm cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đất.
Trong tự nhiên than tồn tại 2 thành phần chính là kẽm và chì. Khi bị đốt cháy, phần kim loại không phân huỷ được tồn tại ở dạng tro than. Lượng chì trong tro than đẩy chúng trở thành “nguy hại”. Bởi vì trong tro than có chứa 5mg/L chì.Đặc biệt,những chất hoá học trong tro than như: benzo anthracene, polynuclear aromatic hydrocarbons, benzo fluoranthene,.. hầu hết là chất gây ung thư. Tro than và xỉ có thể nhìn thấy ở dạng hạt màu trắng trong đất gây nên hiện tượng đất có bọt, lỗ hổng, màu loang lổ không đồng nhất.
Do hoạt động sản xuất
Hiện nay một có hiện tượng một số nhà máy xí nghiệp không xử lý rác thải một cách hợp lý mà xả thải trực tiếp cho ngấm vào đất hay chôn lấp các chất thải rắn trái phép. Những chất thải đó chứa rất nhiều hóa chất độc hại gây nhiễm độc đất nghiêm trọng.
Ngoài ra còn có thể do sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu quá mức. Một số loại phân bón hóa học khi sử dụng nhiều tính chất axit sẽ ngấm vào trong đất gây chua đất giảm năng suất cây trồng và tăng nồng độ độc tố.
Do các loại khí thải, mưa axit:
Hoạt động sản xuất tạo ra nhiều loại khí thải như CO2, SO2,… hay khí CO do động cơ xe máy ô tô thải ra đều là nguyên nhân gây ra mưa axit ngấm vào lớp sẽ khiến lớp đất bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Tóm lại:
Môi trường đất bị ô nhiễm đã và đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, cần toàn thể xã hội chúng ta quan tâm và khắc phục.Ngay từ bây giờ chính mỗi cá nhân chúng ta hãy có ý thức để bảo vệ môi trường xung quanh vì một cuộc sống tốt đẹp hơn.