Môi trường là toàn bộ vật chất bao quanh chúng ta. Vì thế, khi môi trường bị ô nhiễm thì chính chúng ta là những người đầu tiên phải gánh chịu hậu quả. Do vậy, bảo vệ môi trường phải là hành động từ nhỏ đến lớn, từ cấp xã đến huyện, tỉnh, quốc gia, khu vực… Bạn có thể xem mẫu kế hoạch bảo vệ môi trường cấp xã tại đây!
Ngày Môi trường thế giới 5 tháng 6 năm nay được lựa chọn với chủ đề “Phục hồi Hệ sinh thái” (Ecosystem Restoration). Đây cũng là năm mà Liên hiệp quốc phát động “Thập kỷ về phục hồi Hệ sinh thái” nhằm phục hồi các hệ sinh thái đang dần bị suy thoái, phá hủy, để ngăn các tác động của biến đổi khí hậu, tăng cường nguồn lực bảo vệ an ninh lương thực, đặc biệt là bảo vệ nguồn nước sạch và đa dạng sinh học.
Trong tuyên bố về “Thập kỷ về phục hồi Hệ sinh thái” Liên Hợp Quốc (UNGA) đã khẳng định giai đoạn 2021 – 2030 là khoảng thời gian quyết định để các quốc gia trên thế giới cùng nhau chung tay và có những hành động cụ thể và thiết thực hơn nữa vì môi trường thiên nhiên và hành tinh Trái Đất của chúng ta.
Bảo vệ môi trường phải đi từ hành động nhỏ đến lớn, vì thế từ cấp xã đã phải ban hành các kế hoạch bảo vệ môi trường cấp xã với những nội dung sau đây:
Bảo vệ môi trường là gì?
Theo Wikipedia tiếng việt, bảo vệ môi trường là việc bảo vệ môi trường tự nhiên của các cá nhân, tổ chức và chính phủ.
Mục tiêu của bảo vệ môi trường là bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên hiện có và cải tạo chúng nếu có thể, để sửa chữa thiệt hại và tạo ra xu hướng ngược lại.
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng, mỗi địa phương và mỗi người dân.
Tìm hiểu về kế hoạch bv môi trường
Kế hoạch bảo vệ môi trường là hồ sơ mang tính pháp lý thể hiện sự cam kết bảo vệ môi trường của chủ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đối với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực môi trường.
Theo đó, các chủ doanh nghiệp sẽ phải thực hiện phân tích, đánh giá và dự báo về mức độ gây ô nhiễm có khả năng xảy ra ở giai đoạn xây dựng dự án đầu tư cho đến khi đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Cách lập kế hoạch bảo vệ môi trường
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ban hành ngày 23/06/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP, ngày 14/2/2015 của CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tđ môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị định 19/2015/NĐ-CP, ngày 14 tháng 02 năm 2015 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2014;
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 29/05/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/07/2015 quy định cụ thể về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
Đối tượng phải đăng ký lập kế hoạch BVMT
- Dự án đầu tư mới, mở rộng quy mô, nâng cao công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh không thuộc các đối tượng quy định tại Phụ lục II, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP về quy hoạch BVMT, đánh giá MT chiến lược, tác động MT và kế hoạch BVMT.
- Phương án đầu tư sản xuất và kinh doanh, dịch vụ. Phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc các đối tượng không phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường được quy định tại Phụ lục IV Nghị định 18/2015/NĐ-CP và không thuộc phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP.
Nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường cấp xã
Cấp xã là phân cấp thuộc đơn vị quản lý hành chính địa phương trong hệ thống quản lý hành chính nhà nước.
Về nguyên tắc, các chủ sản xuất kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng theo quy định đều phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường gửi cho cơ quan có thẩm quyền xem xét và xác nhận trước khi triển khai.
Kế hoạch bảo vệ môi trường cấp xã bao gồm các nội dung chính sau:
- Địa điểm thực hiện dự án
- Loại hình và quy mô sản xuất, kinh doanh dịch vụ
- Nguyên liệu, nhiên liệu, công nghệ sử dụng trong sản xuất
- Dự báo các loại chất phát thải tác động đến môi trường
- Biện pháp xử lý chất thải
- Cơ chế tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường
- Thời điểm đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường…
Các tổ chức, cá nhân và cộng đồng có thể chung tay bảo vệ môi trường bằng các hành động, việc làm thiết thực sau:
- Tổ chức dọn vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài khu dân cư, trụ sở làm việc, trường học, bệnh viện, …
- Tổ chức làm sạch các khu vực công cộng như công viên, khu vui chơi giải trí, quảng trường, … nạo vét kênh mương, ao hồ, hệ thống thoát nước… làm lưu thông dòng chảy, giải quyết phần nào nạn ngập lụt khi mưa lớn.
- Các tổ dân phố tăng cường kiểm tra, giám sát việc thu gom, phân loại và xử lý chất thải, rác thải trên địa bàn dân cư, khu phố; rà soát, bố trí các thiết bị lưu trữ, di chuyển và các điểm tập trung chất thải, rác thải sao cho phù hợp, an toàn, đảm bảo mỹ quan và hợp vệ sinh môi trường.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường, trong đó có các nội dung về tác hại của túi nilon đối với môi trường đất, nước, không khí và các loài sinh vật, … khuyến khích giảm thiểu các sản phẩm dân dụng từ nhựa, tạo thói quen hạn chế sử dụng túi nilon khi đi chợ, đi siêu thị mỗi ngày cho người tiêu dùng, thay thế túi nilon bằng túi vải, giỏ tre, vv… mỗi khi mua đồ ăn hằng ngày cho gia đình, vừa an toàn vừa có thể làm sạch sau khi dùng.
Với sự nỗ lực của cả nhà nước, sự nghiêm túc thực hiện cũng như giám sát của các cấp chính quyền địa phương, sự chung tay của cả cộng đồng và toàn xã hội trong công tác bảo vệ môi trường và lập kế hoạch bảo vệ môi trường cấp xã, chúng tôi hy vọng và có niềm tin rằng môi trường xung quanh sẽ ngày càng xanh – sạch – đẹp, góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng giàu đẹp và văn minh!