Trí thức chính là nền tảng thúc đẩy sức mạnh của mọi quốc gia. Đối với mỗi quốc gia, nguồn trí thức trẻ luôn là yếu tố quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước. Chính vì vậy, để phát triển nguồn trí thức trẻ, đất nước không ngừng thay đổi và nâng cao ngành đào tạo. Hiện nay, có rất nhiều ngành đào tạo và hệ đào tạo khác nhau, vì vậy sẽ rất khó lựa chọn khi bạn chưa am hiểu về từng hệ và ngành đào tạo. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc của các bạn đọc về hệ đào tạo là gì? Những điều cần lưu ý khi theo học hệ đào tạo tại Việt Nam?
Hệ đào tạo là gì?
Hệ đào tạo chính là hình thức mà các trường Đại học hoặc cao đẳng sử dụng để đào tạo sinh viên. Hiện nay, có 2 hệ đào tạo tại Việt Nam đó là: hệ chính quy và tại chức. Các trường sẽ tổ chức các chương trình học tương đương với từng hệ, nhằm đào tạo và củng cố nền kiến thức cho người học, trang bị đầy đủ kiến thức sau khi tốt nghiệp, vận dụng những kiến thức vào thực tế. Chương trình học bao gồm những kiến thức cơ bản và những kiến thức chuyên ngành tùy theo từng ngành học.
Có rất nhiều hình thức và ngành học, tuỳ thuộc vào nhu cầu và khả năng của người học mà lựa chọn hệ đào tạo phù hợp với bản thân. Mỗi hệ đào tạo sẽ mang lại những lợi ích và tính ứng dụng khác nhau.
Các hệ đào tạo chính tại Việt Nam và một số lưu ý
- Hệ đào tạo chính quy: được dựa trên điểm thi qua các kỳ thi đại học, khi người dự thi đạt được điểm chuẩn và được nhận đào tạo. sau khi hoàn thành 4 năm hay 5 năm (tuỳ vào ngành học) sẽ được cấp bằng chứng nhận hệ chính quy. Có rất nhiều ngành học như: Kinh tế, kỹ thuật, kế toán, xây dựng, ngân hàng,…
- Kiến thức được chia làm 2 giai đoạn: kiến thức cơ bản (Các môn học cơ bản như Triết học, tư tưởng,…), Kiến thức chuyên ngành ( Tuỳ vào từng ngành mà bạn chọn).
- Các môn học của hệ chính quy thường gắn với các học phần, có những môn bắt buộc và có những môn sinh viên được lựa chọn, đáp ứng được môn học ưa thích cho sinh viên.
- Chương trình học có thể do nhà trường sắp xếp hoặc sinh viên phải đăng ký học phần trước khi bước vào kỳ học.
- Hệ đào tạo chính quy hiện nay được mở rộng thêm nhiều hình thức như việc đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học, đào tạo liên kết với các trường đại học nước ngoài, đào tạo văn bằng 2.
- Hệ tại chức (hệ không chính quy): đây là chương trình được sinh viên đăng ký học theo nguyện vọng, người học có thể là những người đi làm, học từ xa,đăng ký học thêm bằng…Sau khi kết thúc chương trình học, bằng hệ tại chức có giá trị tương đương với bằng đại học chính quy.
- Hình thức học từ xa: phù hợp với những sinh viên mong muốn học qua internet, đồng ý học online không đến trực tiếp.
- Hình thức vừa học vừa làm: Thời gian học cũng rơi vào khoảng 4-5 năm giống như Đại học, phù hợp với những người đã đi làm và mong muốn học song song lấy bằng.
Các trường đại học, cao đẳng hiện nay có thêm rất nhiều ngành học bạn có thể thoải mái lựa chọn theo ước mơ và sở thích. Một số trường Đại học mà bạn có thể tham khảo theo học: Đại học kinh tế quốc dân, Đại học ngoại thương, Đại học Bách khoa, Đại học Xây dựng,… đầy đủ các trình độ đào tạo từ cao đẳng, đại học cho đến Thạc sỹ, Tiến sĩ cấp cao.
- Đối với các hệ vừa học vừa làm, các bạn cần nên lưu ý những điều sau đây:
- Thời gian học thường là buổi tối, vì vậy nhiều sinh viên không sắp xếp được thời gian dẫn đến việc nghỉ học, gây hổng kiến thức. Vì vậy, trước khi lựa chọn học, bạn nên chắc chắn việc học sẽ không bị ảnh hưởng và đầy đủ sức khỏe đáp ứng cho việc làm và học.
- Xác định rõ mục đích sau khi học, đặt việc học lên hàng đầu.
- Bỏ qua tâm lý học chỉ để lấy bằng, điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra, việc này sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá không cao.
- Việc lấy bằng là không hề dễ khi bạn phải làm 2 việc song song, vì vậy hãy cố gắng trau dồi kiến thức, để tấm bằng đạt đúng giá trị của nó.
- Áp dụng ra thực tế những kiến thức mà bạn được học, từ đó rút ra kinh nghiệm sau này.
Kết luận
Như vậy, chúng tôi đã khái quát nội dung Hệ đào tạo là gì? Các hệ đào tạo tại Việt Nam qua bài viết trên. Việc học là rất quan trọng, vì vậy dù theo học hệ đào tạo nào, chúng ta cũng cần tập trung và nỗ lực hết mình vì sự nghiệp học hành, để sau này khi tốt nghiệp, chúng ta vừa có thể lựa chọn công việc phù hợp cho bản thân mình, vừa có thể giúp ích cho xã hội, cho đất nước. Đừng để việc học của bạn lãng phí, hãy để nó xứng đáng với những cố gắng mà bạn bỏ ra!