Trong việc nghiên cứu, giả thuyết đóng vai trò khá quan trọng trong các đề tài. Chính vì thế, nó được các tổ chức hay cá nhân chuyên nghiên cứu chú trọng. Nhiều người đã hiểu được khái niệm về giả thuyết nghiên cứu. Tuy nhiên một số người vẫn băn khoăn không biết giả thuyết nghiên cứu là gì? Các bạn cùng xem bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé!
Khái niệm giả thuyết nghiên cứu là gì?
Giả thuyết nghiên cứu là sự suy đoán dựa trên các kiến thức khoa học. Nó có tác dụng để trả lời cho câu hỏi hay vấn đề nghiên cứu các đề tài khoa học. Ngoài ra, nó được chứng minh bằng các cơ sở lý luận hoặc thực tế để làm sáng tỏ các vấn đề cách khách quan nhất.
Chức năng của giả thuyết nghiên cứu khoa học
Giả thuyết nghiên cứu khoa học có chức năng cơ bản là phán đoán các vấn đề khoa học xảy ra. Nó là một thao tác mắt xích. Nhờ đó người ta khẳng định khái niệm này đúng hoặc không đúng khái niệm kia.
Các loại hình phán đoán trong giả thuyết nghiên cứu
Nhìn chung, có 11 loại hình phán đoán như bên dưới, các bạn có thể tham khảo để áp dụng vào giả thuyết nghiên cứu.
Phán đoán đơn: đối với phán đoán đơn tức là chỉ do một phán đoán tạo thành
Phán đoán khẳng định “S là P: đối với phán đoán này cũng thường xuyên sử dụng
Phán đoán phủ định “S không là P”: đối với phán đoán phủ định cũng được sử dụng khá phổ biến.
Phán đoán hoặc “S có thể là”: là loại phán đoán ít xảy ra hơn của đối tượng nghiên cứu.
Phán đoán minh nhiên “Trường hợp S là P. Đây cũng là loại phán đoán cũng hay xảy ra trong các đề tài nghiên cứu.
Phán đoán riêng “Có một số S là (hoặc không là) P” Đây là đề tài được sử dụng khá phổ biến trong đề tài nghiên cứu khoa học. Nó chỉ ra một số cá thể riêng biệt.
Phán đoán đơn nhất “Chỉ duy nhất có S là (hoặc không là) P” đó là loại phán đoán đơn được sử dụng khi lập luận các vấn đề.
Phán đoán liên kết: gồm các phán đoán đơn được nối với nhau bởi các từ liên kết “và”, “nhưng”, “mà”, “song”, “cũng”, “đồng thời”…Đây là loại hình được sử dụng thường xuyên không chỉ khi lý luận mà cả những văn bản bình thường.
Phán đoán lựa chọn: gồm các phán đoán đơn được nối với nhau bởi từ “hoặc”. Loại lựa chọn cũng được dùng nhưng với tần suất ít hơn.
Phán đoán giả định: là một số phán đoán đơn được nối với nhau theo kết cấu “nếu… thì”
Nội dung của giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu phát hiện quy luật của vấn đề. Đồng thời nó mô tả giải thích nguyên nhân vận động của sự vật hoặc hiện tượng. Hơn nữa, giả thuyết nghiên cứu sáng tạo nguyên lý và giải pháp phục vụ cho các hoạt động xã hội khác nhau của con người. Qua đó, phán đoán về quy luật vận động của vật thể. Nó cũng đi liền với việc mô tả, giải thích và dự báo.
Cách xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Để xây dựng được một giả thuyết nghiên cứu, người đại diện nghiên cứu cần nắm vững 2 yếu tố quan trọng đó là nhận dạng được loại hình nghiên cứu. Cần xem xét đó là nghiên cứu cơ bản, ứng dụng hay triển khai. Hơn nữa, cần có phương pháp đưa một phán đoán.
Xét về logic học, xây dựng giả thuyết nghiên cứu chính là đưa ra một phán đoán mới. Nó được hình thành từ những phán đoán cũ. Thao tác logic này gọi là suy luận. Điều đó có nghĩa suy luận là một hình thức tư duy
Có 3 hình thức suy luận: suy luận diễn dịch, suy luận quy nạp và loại suy. Hình thức suy luận là từ cái chung đến cái riêng. Còn phương pháp loại suy là từ cái riêng đến cái riêng.
Cách kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu
Thực hiện kiểm chứng một giả thuyết nghiên cứu bất kỳ nhờ các thao tác logic: chứng minh hoặc bác bỏ.
Chứng minh
Chứng minh là một hình thức suy luận, là việc dựa vào những kết luận khoa học. Nhờ đó xác minh tính chính xác của giả thuyết nghiên cứu.
Cấu trúc logic của pháp chứng minh bao gồm luận đề, luận cứ và luận chứng. Trong đó luận đề là phán đoán tính chính xác của giả thuyết cần chứng minh. Luận cứ là những kết luận khoa học và được chứng minh giả thuyết nghiên cứu. Còn luận chứng là khẳng định hoặc phủ định giả thuyết đó.
Cách bác bỏ
Là một hình thức chứng minh khá phổ biến nhằm xác định tính phi chính xác của giả thuyết nghiên cứu đó. Bác bỏ là phương pháp cần hội tụ 3 yếu tố sau: Bác bỏ luận đề, bác bỏ luận cứ và bác bỏ luận chứng. Bác bỏ luận đề là người nghiên cứu cần chứng minh được rằng luận đề không hội đủ các điều kiện của một giả thuyết nghiên cứu. Bác bỏ luận cứ là phải chứng minh được rằng luận cứ được đưa ra để chứng minh luận đề sai cần bác bỏ giả thuyết nghiên cứu đó. Bác bỏ luận chứng tức là cần vạch rõ tính phi logic của giả thuyết nghiên cứu.
Khi một giả thuyết nghiên cứu không chứng minh được thì người nghiên cứu phải tiếp tục thu thập các thông tin cần thiết. Đồng thời phải xử lý thông tin để chứng minh giả thuyết nghiên cứu cách khách quan nhất. Hoặc bạn cần phải đặt ra một giả thuyết khác.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về giả thuyết nghiên cứu là gì? Hy vọng các bạn có thể tham khảo để phục vụ cho việc nghiên cứu sau này.