Xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu về tri thức vì thế mà ngày càng cao, chất lượng giáo dục và đào tạo gần như được đặt lên hàng đầu bên cạnh sự phát triển kinh tế, văn hoá,…
Nắm bắt được tình hình phát triển giáo dục của nước ta hiện nay, Đảng và Nhà nước đã đưa ra các chính sách mới nhằm đẩy mạnh và huy thế mạnh cũng như hạn chế những nhược điểm còn thiếu sót. Chính sách đó đã được thể hiện trong nội dung Nghị quyết 29 về đổi mới giáo dục.
Một số mặt tích cực và hạn chế của nền giáo dục nước ta hiện nay
Tích cực
Kể từ sau công cuộc đổi mới đất nước, nền giáo dục Việt Nam đã có sự tiến bộ vượt bậc đáng kể như:
Thứ nhất, có hệ thống chính sách giáo dục, cơ chế phổ cập giáo dục đầy đủ, nghiêm chỉnh và thống nhất. Cách quy định, chính sách, luật giáo dục sau khi được ban hành đã được thông tin đến với tất cả mọi người dân trên cả nước từ thành thị cho đến những vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.
Thứ hai, luôn chủ động, tích cực trong việc tiếp thu và thay đổi nền giáo dục theo sự phát triển của xã hội. Điển hình là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các chương trình giảng dạy, do đó trong thời kỳ dịch bệnh như hiện nay nhiều trường học đã tổ chức các buổi học online với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm tuy còn nhiều khó khăn trong quá trình sử dụng công nghệ. Bên cạnh đó, chương trình giáo dục còn đưa các môn học mới như Ngoại ngữ vào các trường học để mọi trẻ em đều sớm sở thành công dân của toàn cầu.
Thứ ba, đội ngũ giảng dạy chất lượng ngày càng nâng cao, giáo viên hướng dẫn bộ môn có kinh nghiệm thiết thực và có tâm với nghề.
Hạn chế
Bên cạnh những mặt tích cực, nền giáo dục nước ta cũng mắc phải một số khó khăn dẫn đến nhiều vấn đề tồn đọng như: cơ sở vật chất cho việc học tập và giảng dạy còn thiếu thốn; các quy định về đánh giá chất lượng học sinh, sinh viên, quy định về xử phạt đối với những trường hợp vi phạm ở một số nơi còn lỏng lẻo; công tác hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường còn hạn chế, chưa có tính chuyên môn cao,…
Nội dung Nghị quyết 29 về đổi mới giáo dục
Nhằm hạn chế và khắc phục tối đa những mặt còn hạn chế và phát huy hơn nữa những điểm mạnh vốn có, Nghị quyết 29 về đổi mới giáo dục đã được ban hành.
Nội dung Nghị quyết số 29 về đổi mới giáo dục – NQ/TW ngày 4/11/2013 đã được Hội nghị Trung ương 8 (Khoá VI) thông qua. Nghị quyết nhận được sự ủng hộ của tất cả các cấp, cơ quan ban ngành bởi nội dung thiết thực, bám sát những vấn đề còn tồn đọng trong nhiều năm qua chưa giải quyết được.
Đặc điểm nổi bật bao trùm của Nghị quyết là hướng tới sự đổi mới căn bản toàn giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển vượt bậc của nền công nghiệp hoá, đồng thời tích cực thực hiện những chủ trương đã đề ra trước đó, tạo điều cơ sở ban đầu trong công cuộc hội nhập kinh tế toàn cầu.
Luôn giữ vững quan điểm phát triển từ trước đến nay, tức là ưu tiên phát triển nền giáo dục nước nhà, tích cực đẩy mạnh giáo dục lên cao, thậm chí trong một vài trường hợp cần đặt sự phát triển của giáo dục trước các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội.
Với những quan điểm thiết thực, cụ thể, nghị quyết đã cho thấy tầm quan trọng của sự đoàn kết, thống nhất và phối hợp thực hiện của toàn Đảng, toàn dân.
Đổi mới căn bản, toàn diện tức là đổi mới những tất cả các khía cạnh trong giáo dục. Trực tiếp tiến hành đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và đổi mới những hoạt động tại các cơ sở giáo dục và đào tạo, cuối cùng là đổi mới thái độ, hành động và mức độ quan tâm của toàn dân đối với sự chuyển đổi nền giáo dục của cả nước.
Nâng cao dân trí, chấn dân khí là một mục tiêu quan trọng để đổi mới thành công nền giáo dục hiện nay. Giáo dục giờ đây không còn là những kiến thức suông trong sách vở mà là những bài học có thể áp dụng vào thực tiễn, học đi đôi với hành, giáo dục của nhà trường gắn liền với sự giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội.
Bên cạnh đó, phát triển giáo dục phải luôn đi liền với sự phát triển của những ngành kinh tế khác trong xã hội để không bị chênh lệch giữa giáo dục và các mặt khác.
Thực hiện các chính sách ưu tiên giáo dục tại những vùng có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo cũng như các đối tượng chính sách xã hội.
Năng động, linh hoạt trong vấn đề hội nhập quốc tế, hòa nhập nhưng không hòa tan, vừa tiếp thu những sự chuyển giao mới của toàn cầu vừa không làm mất đi bản sắc vốn có trong giáo dục.
Qua nội dung nghị quyết 29 về đổi mới giáo dục có thể thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với nền Giáo dục nước nhà. “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”, bởi vậy mỗi cá nhân cần học cách sáng tạo và đổi mới tư duy bản thân một cách hợp lý, cống hiến hết mình vì một nền giáo dục Việt Nam chất lượng.